EMTY (Rôma, 29-2-2012, CNA/EWTN News) - Lần đầu tiên trong lịch sử, Vatican đã giới thiệu cho công chúng trên 100 tài liệu lịch sử từ Văn khố Mật.
“Các tài liệu cho thấy một bối cảnh văn hoá, một sức lôi cuốn hấp dẫn về kỷ niệm quá khứ của chúng ta, quá khứ của Giáo Hội, của các đế quốc, vương quốc, công tước và các nước cộng hoà”, Đức Hồng y Raffaele Farina, chuyên viên lưu trữ và thủ thư của Giáo hội Rôma.
Cuộc triển lãm “Lux in Arcana” (Ánh sáng Huyền nhiệm) tại Bảo tàng Capitoline ở Rôma, được mở để chào mừng kỷ niệm 400 năm Văn khố Mật của Vatican và trưng bày các văn kiện đáng chú ý như Sắc chỉ 1521 của Đức Giáo hoàng Leo X ra vạ tuyệt thông tu sĩ Martin Luther của Đức.
Cuộc triển lãm cũng trưng bày một bản kiến nghị năm 1530 yêu cầu Đức Giáo hoàng Clement VIII huỷ cuộc hôn nhân của Vua Henry VIII của nước Anh với công chúa Catherine xứ Aragon và một lá thư vào năm 1887 của một tù trưởng thổ dân Bắc Mỹ - được viết trên một mảnh vỏ cây - nói đến Đức Giáo hoàng Leo XIII như là “bậc thầy vĩ đại về cầu nguyện”.
Đức Hồng y Farina xem việc trưng bày các tài liệu Văn khố Mật là “một sự khuyến khích nhằm nâng cao trình độ nhận thức vượt lên trên khuôn mẫu sáo rỗng, mà nếu tôi không lầm, là điều mà nhiều người hiện nay gọi là ‘văn hoá quần chúng’, thật không may lại đang dẫn đầu”.
Văn khố Vatican có các kệ xếp dài 52 dặm (83km) lưu giữ 35.000 tài liệu, một số trong đó có niên đại từ thế kỷ thứ 8. Thông thường, chỉ có các học giả chuyên môn mới được quyền tra cứu bộ sưu tập, là một trong những văn khố thuộc tổ chức lớn nhất và lâu đời nhất thế giới.
Cuộc triển lãm được Vatican và các đối tác khác, bao gồm chính quyền thành phố Rôma, liên kết tổ chức, khai trương vào sáng ngày 29-2 với sự hiện diện của Đức Hồng y Farina, Đức Hồng y Quốc vụ khanh Tarcisio Bertone, Đức Hồng y Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Văn hoá Gianfranco Ravasi, và các chức sắc khác nhau của Giáo Hội và chính phủ, bao gồm cả Thị trưởng Gianni Alemanno của Rôma.
Mặc dù hầu hết các tài liệu được viết bằng tiếng Latinh, nhưng các tài liệu bằng ngôn ngữ khác cũng được trưng bày. Một lá thư của Đức Giáo hoàng Clement VIII từ năm 1603 gửi một cộng đồng tôn giáo tại Cuzco của Peru, được viết bằng ngôn ngữ bản địa Quechua của Peru.
Ngoài ra, một lá thư viết tay bằng tiếng Pháp của Nữ hoàng Mary của Scotland gửi Đức Giáo hoàng Sixtus V cũng được trưng bày, lá thư được viết chỉ vài tuần trước khi bà bị Nữ hoàng Elizabeth của Anh xử trảm. Trong đó, Nữ hoàng Mary mô tả thời gian dài chịu đau khổ, và tuyên xưng đức tin Công giáo của mình và phó dâng linh hồn mình cho Thiên Chúa.
Thậm chí có những lá thư ngoại giao bằng văn bản được Vatican mã hoá riêng. Các văn bản đó đã được dùng để ngăn không để các thư tín mật giữa Toà Thánh và các nhà ngoại giao bị các quyền lực thù địch tiếp cận. Văn bản cổ nhất trong số các văn bản được Vatican “mã hoá” có niên đại vào nửa đầu thế kỷ 14.
Văn khố Mật đã được Đức Giáo hoàng Phaolô V thành lập vào năm 1612. Văn khố vẫn đóng cửa mãi cho đến năm 1881 khi Đức Giáo hoàng Leo XIII cho mở trở lại để các học giả nghiên cứu. Hiện nay, mỗi năm có khoảng 1.500 nhà nghiên cứu tra cứu văn khố.
Cuộc triển lãm trưng bày cho đến ngày 9-9-2012.
Cuộc triển lãm “Lux in Arcana” (Ánh sáng Huyền nhiệm) tại Bảo tàng Capitoline ở Rôma, được mở để chào mừng kỷ niệm 400 năm Văn khố Mật của Vatican và trưng bày các văn kiện đáng chú ý như Sắc chỉ 1521 của Đức Giáo hoàng Leo X ra vạ tuyệt thông tu sĩ Martin Luther của Đức.
Cuộc triển lãm cũng trưng bày một bản kiến nghị năm 1530 yêu cầu Đức Giáo hoàng Clement VIII huỷ cuộc hôn nhân của Vua Henry VIII của nước Anh với công chúa Catherine xứ Aragon và một lá thư vào năm 1887 của một tù trưởng thổ dân Bắc Mỹ - được viết trên một mảnh vỏ cây - nói đến Đức Giáo hoàng Leo XIII như là “bậc thầy vĩ đại về cầu nguyện”.
Đức Hồng y Farina xem việc trưng bày các tài liệu Văn khố Mật là “một sự khuyến khích nhằm nâng cao trình độ nhận thức vượt lên trên khuôn mẫu sáo rỗng, mà nếu tôi không lầm, là điều mà nhiều người hiện nay gọi là ‘văn hoá quần chúng’, thật không may lại đang dẫn đầu”.
Văn khố Vatican có các kệ xếp dài 52 dặm (83km) lưu giữ 35.000 tài liệu, một số trong đó có niên đại từ thế kỷ thứ 8. Thông thường, chỉ có các học giả chuyên môn mới được quyền tra cứu bộ sưu tập, là một trong những văn khố thuộc tổ chức lớn nhất và lâu đời nhất thế giới.
Cuộc triển lãm được Vatican và các đối tác khác, bao gồm chính quyền thành phố Rôma, liên kết tổ chức, khai trương vào sáng ngày 29-2 với sự hiện diện của Đức Hồng y Farina, Đức Hồng y Quốc vụ khanh Tarcisio Bertone, Đức Hồng y Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Văn hoá Gianfranco Ravasi, và các chức sắc khác nhau của Giáo Hội và chính phủ, bao gồm cả Thị trưởng Gianni Alemanno của Rôma.
Mặc dù hầu hết các tài liệu được viết bằng tiếng Latinh, nhưng các tài liệu bằng ngôn ngữ khác cũng được trưng bày. Một lá thư của Đức Giáo hoàng Clement VIII từ năm 1603 gửi một cộng đồng tôn giáo tại Cuzco của Peru, được viết bằng ngôn ngữ bản địa Quechua của Peru.
Ngoài ra, một lá thư viết tay bằng tiếng Pháp của Nữ hoàng Mary của Scotland gửi Đức Giáo hoàng Sixtus V cũng được trưng bày, lá thư được viết chỉ vài tuần trước khi bà bị Nữ hoàng Elizabeth của Anh xử trảm. Trong đó, Nữ hoàng Mary mô tả thời gian dài chịu đau khổ, và tuyên xưng đức tin Công giáo của mình và phó dâng linh hồn mình cho Thiên Chúa.
Thậm chí có những lá thư ngoại giao bằng văn bản được Vatican mã hoá riêng. Các văn bản đó đã được dùng để ngăn không để các thư tín mật giữa Toà Thánh và các nhà ngoại giao bị các quyền lực thù địch tiếp cận. Văn bản cổ nhất trong số các văn bản được Vatican “mã hoá” có niên đại vào nửa đầu thế kỷ 14.
Văn khố Mật đã được Đức Giáo hoàng Phaolô V thành lập vào năm 1612. Văn khố vẫn đóng cửa mãi cho đến năm 1881 khi Đức Giáo hoàng Leo XIII cho mở trở lại để các học giả nghiên cứu. Hiện nay, mỗi năm có khoảng 1.500 nhà nghiên cứu tra cứu văn khố.
Cuộc triển lãm trưng bày cho đến ngày 9-9-2012.
Hùng Nguyễn
(Nguồn: EMTY)
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét