Lm Sơn Đoài
Buổi kinh tối nay, gia đình chúng ta cầu nguyện cho thằng Tám, ngày mai lên đường với các bạn đi tìm vàng. Xin Chúa đừng để con hư hỏng khi con có nhiều vàng, cũng xin Chúa đừng để con thất vọng, chán nản, bê tha, khi con gặp thất bại, trắng tay.
Người cha, nhân danh Cha, làm dấu Thánh Giá, bắt kinh Chúa Thánh Thần, xướng lời suy niệm thứ nhất, Năm Sự vui: hình dung Mẹ Maria đang qùy gối, khiêm cung thưa với Thiên Thần GabiaeL: "Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên Thần truyền" (Lc 1, 38). Xin Mẹ nhắc nhở chúng con luôn hết lòng khiêm nhường vâng theo ý Chúa như Mẹ. Sau, lần hạt mười kinh Kính Mừng và kết thúc, kinh lạy Nữ Vương.
Buổi kinh tối thật giản dị, bình dân, như lời kinh của người nghèo, kèm theo lễ vật đơn sơ là "một đôi chim gáy hay một cặp bồ câu non"(Lc 2, 24). Tôi lại nhớ chuyện ông nông dân khác cầu nguyện: thường ngày đi ruộng, ông thường đem theo cuốn sách kinh bỏ trong giỏ. Lần đó, tới giờ dọc kinh theo thói quen, ông lấy sách ra đọc, nhưng lần này thật lúng túng, quên mang theo, ông liền nảy ra sáng kiến, nói với Chúa: "Chúa ơi! Con quên mất sách rồi, mà con lại kém trí nhớ, không thuộc dược kinh nào, thôi bây giờ con xướng lên chữ A,B,C,,, rồi Chúa ráp vô giùm con như Chúa đã thấu suốt tâm hồn, trí óc con, và miệng lưỡi con, con cám ơn Chúa.
Có ai ngờ hiệu quả một vài phút kinh hôm gia đình trên như vậy đâu! Sau khi đứa con trai đào vàng về, vai mang nặng, nhưng thấy nhẹ tênh, chân bước như chân chim, tung tăng trên đường về,miệng huýt sáo. Cha đoán con giàu có, cuộc sống sung túc, chắc phải ăn chơi theo bè bạn, người cha thấy lo, liền hỏi con dồn dập: những ngày qua, con có đọc kinh hôm không? Con xài tiền thế nào? Điều bất ngờ cả cha lẫn mẹ, con nhanh nhẹn trả lời: con đọc kinh mỗi tối và con không xài gì hết! Con chỉ xài đồ khô cha mẹ cho con đem theo. Từ ngạc nhiên, đến ngạc nhiên, cha thắc mắc:
- Sao vậy con?
Nghe tin cậu về, bà con xóm trên, xóm dưới ai ai cũng muốn đến xem cậu thế nào. Thấy bên ngoài cậu sạch sẽ, gọn gàng, gương mặt vẫn sáng sủa, hiền từ như ngày nào, bà con tò mò hỏi cậu:
- Sao cậu không hư hỏng, ăn chơi thỏa thích như các bạn khác, lại tốt lành hơn trước kia nữa nè!
- Vì con luôn mang theo một hình ảnh đẹp bên con.
Bà con cứ tưởng hình ảnh đẹp chỉ có người yêu của cậu, nên càng kích thích tính tò mò:
- Cô nào tốt số vậy?
- Thưa, có cô nào đâu, mà chính gia đình con, một buổi kinh hôm đáng nhớ nhất: tối hôm ấy: ba con nhắc nhở gia đình dâng lời kinh hôm nay, cầu nguyện cho con ngày mai ra đi tìm vàng, "nếu giàu có con không hư hỏng, nếu thất bại, con không thất vọng!" Con nhớ mãi trong đầu, trong tim, luôn ắp ủ con. Vào giờ ấy, con vẫn đọc kinh trong rừng, ngay cả những ngày con không kiếm được gì.
Lại một buổi tối nọ, chen lẫn với bờ tre chằng chịt, trời tối om, tôi đi vào đường tắt, ngang qua nhà đó, tôi nghe những tiếng động như có xô xát, tôi đứng lại nghe thử, bỗng tôi lắng tai nghe người vợ lên tiếng: tới giờ đọc kinh rồi, để đọc kinh đã rồi anh muốn chửi mắng hay đánh đấm gì tính sau. Như có phép mầu, anh chồng cũng tuân thủ, nghe lời kinh vang lên trong không gian tĩnh mịch. Đi về, mà tôi cứ nghĩ trong bụng: vợ chồng chắc phải phì cười, mắc cỡ thôi! Cơn giận của hai vợ chồng đã biến tan như áng mây bay!
Một chuyện khác của một bạn nhỏ, như họa lại cuộc đời tuổi thơ êm đềm của tôi, cũng từ những buổi kinh hôm kỳ diệu này. Bạn nhỏ trong câu chuyện cũng giống tôi, ngày ấy, tôi không thích đọc kinh. Nếu được phép nói thật lòng, nó sẽ hét to lên: con ghét đọc kinh tối lắm. Dù sao thì đó cũng là chuyện thích hay không thích của một đứa con nít. Trong gia đình sống chung ba thế hệ, thì một thằng nhóc như nó, như tôi, chả bao giờ có cơ hội mà hét toáng lên điều mình thích hay không. Thế nên, cứ mỗi tối, nó lại nghiêm chỉnh như một thằng cháu ngoan, đong đưa hai chân trên ghế, lấy hết hơi hết sức để đọc thật to những kinh kệ mà nó đã thuộc nằm lòng...Nghe nó đọc kinh, ông bà nội thỉnh thoảng lại nhìn nhau mỉm cười. Còn tôi, có lần ra giữa nhà, bao quanh tôi rất đông, cả nhà; như anh hề đang múa sơn đông, tôi dậm chân dậm cẳng, nước mắt, nước mũi dàn dụa, tự mình chùi, quẹt khắp người, chẳng động lòng ai, tất cả chỉ mỉm cưởi như diễu cợt,vẫn chìm trong im lặng. Chán chê, lại thấm mệt, vừa muốn ngủ, bèn bẽn lẽ rút êm, còn nói dỗi vớt vát một câu: "Vậy mà không ai dỗ người ta hết". Hét gì hét, được môt hơi, thì giọng của nò cứ nhỏ dần, nhỏ dần. Rồi trong các thanh âm rì rầm đều đều của cả đại gia đình, nó bắt đầu gục gà gục gật rồi chìm vào trong giấc ngủ lúc nào cũng chẳng biết, chỉ khi mọi người nghe cái rầm, thằng nhỏ, là tôi, đã lọt xuống sàn giường, lúc đó được dịp tôi khóc ré lên như bể đầu, vỡ sọ, nhưng rồi cả nhà vẫn tiếp tục râm ran lời kinh gì \tôi cũng chẳng hiểu và mẹ tôi lại nhấn vào vai tôi ngồi xuống im lặng đọc kinh đi, không cho tôi đi ngủ sớm.
Khi nó lớn hơn một chút, đủ để biết cách đọc kinh tối mà không còn bị ngủ gục, thì cả ông bà nội đều mất. Ông bà cùng dự giờ kinh với nó từ trên một góc nhỏ của bàn thờ. Một cách mơ hồ, nó tin rằng ông bà nội trên bàn thờ đang nhìn nó, đang nghe tiếng nó đọc kinh, đang cùng cầu nguyện với nó. Nó xin ông bà nội cầu nguyện với nó. Nó xin ông bà nội cầu nguyện với Chúa cho gia đình nó bình an, cho ba nó sức khỏe, cho anh em nó học hành giỏi giang.
Ông Tư, nhà bên cạnh thấy cha con thằng nhỏ, chú Năm, gia đình có nghèo, nhưng hạnh phúc, yên vui, đầm ấm, thưòng qua lại chuyện trò, tâm sự:
- Nghe nói thằng cháu học khá lắm hả chú Năm?
- Dạ, cũng được anh Tư ạ.
- Nói không phải khen, tôi thấy chú nhịn tốt thật, thấy mấy người gây gỗ với chú, làm như họ ganh tỵ gia đình nghèo mà cũng học làm sang, cho con học hết trường này, trường nọ, tối tối cả nhà đọc kinh thấy dễ ghét. Phải mà gặp tui, chưa chắc yên với tui đâu ạ! Tôi nóng giùm cho chú đó!
- Thôi mà anh Tư.
- Bộ chú không bực mình hả?
- Dạ...thì cũng bực chứ, nhưng mà nhịn thì tốt hơn anh Tư ơi!
Ngập ngừng một lát, ba nó tiếp:
- Với lại tui cũng không quen chửi rủa người ta. Mình chỉ có một cái miệng. Cũng cái miệng này, tối tối mình đọc kinh cầu nguyện với Chúa, mà cũng cái miệng này mình tru tréo chửi rủa người ta...làm vậy coi sao được!
- Mà nè, chú nói cầu nguyện tui mới nói:
- Người ta nói nhà chú tối nào cũng cầu nguyện, cầu nguyện hoài mà...
- ...mà có khá hơn chút nào đâu, phải hông anh Tư?
- Tui chỉ nghe họ độc mồm nói vậy thôi, đừng buồn chú Năm á!-
- Không đâu anh Tư, họ không hiểu cũng phải thôi, vì chính tui là người trong cuộc mà cũng đã phải trải qua một thời gian dài nghi nan thất vọng.
- Tui đã hỏi Chúa hoài, sao Chúa để cho nhà con khổ qúa...nhưng nhìn xuống tui mới thấy nhiều người còn khổ và đáng thương hơn mình nhiều anh Tư à! Có người nghèo khổ vì thiếu tiền thiếu bạc, nhưng đáng thương hơn là những người tiền bạc ê hề trong nhà mà cũng khổ vì giành giật bon chen, khổ vì con cái hư hỏng. Cũng có những lúc tui ước ao giá mà mình giàu hơn, đỡ khổ, nhưng mà nghĩ lại thấy nghèo mà gia đình đầm ấm lại là một cái phước.
Với lại đọc kinh cầu nguyện hơn nửa đời người, tui mới cảm nghiệm được một điều quan trọng: Chúa là Cha, anh Tư à! Cha thì biết con mình cần gì, và bao giờ cũng dành cho nó cái tốt nhất. Con tui nó muốn nhiều thứ, nhưng là cha thì tui chỉ nên cho những thứ nó cần. Còn nhiều thứ nó muốn mà không thật cần thiết cho nó, thì cho làm gì, phải hông anh Tư?
Buổi kinh hôm đã trở thành thói quen gần như phản xạ tự nhiên thời thơ ấu của tôi cũng như bao đứa trẻ khác:
Một em bé được đưa vào bệnh viện cấp cứu, sau khi hội chẩn, Bác sĩ quyết định mổ. Trước khi mổ, Bác sĩ nói với Bé:
- Trước khi mổ, Bác sẽ cho con ngủ. Vừa nghe con ngủ, bé bật dậy, qùy gối lên, xin Bác cho con đọc kinh đã. Bác sĩ ngạc nhiên đến sợ hãi, hỏi bé:
- Sao vậy con?
- Ba mẹ con dạy, ông bà nội con cũng dạy con: trước khi ngủ, con phải đọc kinh hôm.
Đọc xong, bé thưa Bác sĩ:
- Con đọc kinh rồi, Bác cho con ngủ đi!
Chính tôi, cũng như mọi người, lớn, bé, già, trẻ cũng đầy ắp kỷ niệm êm đềm, kỳ diệu, vừa thiêng liêng, vừa văn hóa, vừa truyền thống gia đình, Giáo hội, dân tộc...phải nói như chú Năm thổ lộ với bác Tư:
- Giữ được thói quen như vậy, tui cám ơn ông bà mình nhiều lắm anh Tư à! Hồi nhỏ tui đọc kinh ào ào, đọc riết rồi thuộc, mà có hiểu gì đâu. Giờ mới biết, phải từ từ thì những điều mình đọc, mình thuộc mới thấm dần vào máu thịt mình. Tựa như mẹ nuôi con bằng sữa mẹ mà đâu cần chờ hỏi ý kiến con!
Ngoài ra, những buổi kinh hôm gia đình, còn đem lại nhiều điều bất ngờ khác trong tiến trình thăng tiến đức tin của tuổi thơ. Như một gia đình, đang đọc kinh trên lầu, bỗng cháu bé bỏ xuống nhà dưới một lát rồi lại đi lên. Mẹ cháu hỏi:
- Đang đọc kinh, con đi đâu vậy?
- Con đi trả lại đồ chơi cho chị. Vì con đọc tới kinh, "nếu con chết đêm nay, xin cho con được chết bình an trong Chúa", mà con đã lấy đồ chơi của chị, là con có tội, mà con có tội thì con không được chết bình an trong Chúa, nên con phải trả lại cho chi.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét